Kiến thức Hosting, VPS

VPS là gì? So sánh chi tiết giữa VPS và Shared Hosting

VPS là gì? So sánh chi tiết giữa VPS và Shared Hosting

VPS là gì? So sánh chi tiết giữa VPS và Shared Hosting

VPS và Hosting đều là hạ tầng trong việc lưu trữ dữ liệu của website hoặc blog. Và thường với những người mới hoặc không am hiểu kỹ thuật thì gần 90% chọn mua hosting vì nó dễ cài đặt và sử dụng.

Tuy nhiên đến một thời điểm mà website/blog của bạn tăng vọt lượng traffic (từ 10.000 traffic mỗi ngày trở lên) thì lúc đó Hosting sẽ bị ngốn hết tài nguyên. Và khi đó, sử dụng VPS thay thế cho hosting là điều bạn phải làm ngay.

Mặt khác, nếu bạn thích vọc vạch công nghệ web thì mua VPS về tìm hiểu thì cũng không vấn đề gì cả. Dù blog của bạn ít người truy cập nhưng chạy trên VPS vẫn…ok nhé.

Dù là Shared Hosting hay là VPS thì mỗi lựa chọn đều có những ưu, nhược điểm riêng của nó. Riêng VPS thì cơ chế của nó là dùng để lưu trữ tất cả các dữ liệu, hệ thống website của bạn một cách độc lập. Bạn cũng có thể hiểu nó vận hành như một máy chủ vật lý vậy.

Và như mình đã nói bên trên, bạn sử dụng VPS KHI VÀ CHỈ KHI bạn có kiến thức về máy chủ thì hãy sử dụng VPS. VPS là một dạng cao cấp hơn khi so sánh với Shared Hosting. Trong bài viết này, mình sẽ phân tích khái niệm VPS là gì và khi nào bạn nên dùng VPS.

VPS là gì?

VPS là viết tắt của Virtual Private Server, nghĩa là một máy chủ ảo riêng biệt. VPS vận hành theo nguyên lý chia sẻ tài nguyên, dữ liệu từ máy chủ vật lý chính. Cơ chế hoạt động của VPS đều riêng biệt, có RAM, dung lượng ổ cứng SSD, hệ điều hành, địa chỉ IP riêng…nói chung là nó giống như một máy chủ đời thực vậy.

Máy ảo VPS là gì

Mình sẽ nói thế này cho bạn dễ hình dung hơn nha. Shared hosting giống như một dãy nhà trọ với nhiều căn nhà trọ nhỏ xếp trong đó. Còn VPS thì nó giống như một căn biệt thự lớn, hiện đại, đầy đủ nội thất và độc lập.

VPS khác Shared hosting một cái nữa đó là bạn phải thuê theo giờ. Cấu hình VPS càng cao thì chi phí bạn bỏ ra thuê máy ảo càng đắt. Sau khi bạn mua VPS về thì bạn được toàn quyền quản lý root cũng như tắt/bật máy chủ vật lý này bất cứ khi nào bạn muốn.

ĐỌC THÊM:

Sau khi đã hiểu rõ cơ bản về VPS là gì rồi thì phần tiếp theo là những ưu, nhược điểm của VPS.

Ưu điểm của VPS

Điều mình thích nhất ở VPS là hiệu suất luôn ổn định. Vì bạn được sở hữu tài nguyên riêng biệt như CPU, RAM, dung lượng lưu trữ và băng thông. Bạn không phải lo ai khác làm ảnh hưởng đến hệ thống của mình.

Thêm nữa, độ bảo mật của VPS cực kỳ xịn sò nhé. Dữ liệu và website của bạn được lưu trữ riêng, không bị dính dáng gì đến các website/blog khác. VPS sẽ giúp tránh được các rủi ro liên quan đến những “người hàng xóm” trên cùng máy chủ.

Về tốc độ xử lý, VPS không làm mình thất vọng. Tất cả các thao tác đều mượt mà, và mình cảm nhận rõ ràng sự khác biệt so với các dịch vụ hosting khác.

Điểm cộng tiếp theo là VPS không bị ảnh hưởng bởi băng thông hay hiệu suất của các website khác trên cùng hệ thống. Đây là điều cực kỳ quan trọng nếu bạn cần sự ổn định để vận hành website lớn.

Nếu bạn không rành về kỹ thuật, đừng lo. Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ, chẳng hạn như VPSSIM, giúp bạn dễ dàng quản lý VPS mà không cần phải là chuyên gia công nghệ.

Nhược điểm của VPS

Dù VPS có nhiều ưu điểm, nhưng không phải lúc nào mọi thứ cũng hoàn hảo. Trải nghiệm của mình cho thấy chất lượng VPS phụ thuộc rất lớn vào máy chủ vật lý.

Mua VPS giá cũng cao hơn khi bạn mua các gói Shared Hosting. Hàng tốt thường đắt mà.

Ngoài ra, việc nâng cấp VPS cũng là một vấn đề. Không chỉ tốn kém mà đôi khi còn mất thời gian nếu bạn không lên kế hoạch trước.

Những ai nên sử dụng VPS?

Thông thường thì VPS được sử dụng nhiều nhất để làm VPN, Proxy, lấy IP để đăng ký account, reg mail, reg ứng dụng bên thứ 3,…hoặc được sử dụng trong việc lưu trữ website, công nghệ platform, VPS treo game hoặc đơn giản để lưu trữ data phim, ảnh, mail…v.v

Nói chung VPS là một bước tăng tiến dành cho người dùng công nghệ đã sử dụng thành thạo Shared Hosting.

Như mình đã nói khi bạn sử dụng Shared hosting dù là gói cao nhất đi nữa thì chưa chắc bạn sử dụng hết tài nguyên cấp sẵn của gói Hosting đó, mà phải chia đều cho các người dùng khác. Hoặc nếu Shared hosting đắt đỏ mà website hoặc blog của bạn không hoạt động ổn định thì đã đến lúc bạn phải chuyển sang VPS.

Một số website bán hàng, website thương mại điện tử lớn với dữ liệu hàng ngàn sản phẩm, hình ảnh, video sẽ rất tốn dung lượng thì đây cũng nhóm đối tượng nên sử dụng VPS hơn là dùng Hosting.

Còn nếu blog hoặc website của bạn có ít sản phẩm, traffic dưới 5000/ngày thì mình nghĩ dùng Shared hosting là OK rồi. Còn một điều nữa là bạn nên sử dụng Cloudflare để tối ưu tốc độ tải trang cũng như giảm tải từ máy chủ nhé.

Nên dùng Shared Hosting hay VPS cho Website?

Nên dùng VPS hay Shared Hosting?
Nên dùng VPS hay Shared Hosting?

Khi bạn đã hiểu VPS là gì rồi và cũng hiểu cách thức mà một VPS hoạt động thì bạn sẽ có sự so sánh. Việc so sánh này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về 2 nền tảng lưu trữ web này. Mình sẽ phân tích chi tiết nhất theo sự hiểu biết của mình để bạn nắm rõ và lựa chọn cái nào phù hợp.

Shared Hosting:

Như mình đã nói ở phần đầu bài viết, Shared hosting nó như một căn nhà trọ nhỏ nằm trong 1 dãy trọ. Và ở đây, bạn sẽ phải sống chung cùng lúc với nhiều người khác.

Shared Hosting là gì
Shared Hosting là gì

Phần lớn những người mới hoặc những người làm website lâu năm đều từng sử dụng Shared Hosting vì nhiều nguyên do như:

  • Dễ sử dụng, giá rẻ. Với những blog nhỏ, website ít sản phẩm thì một gói Shared Hosting 500.000đ -600.000đ/ 1 năm là đã quá đủ.
  • Không cần lo về backup dữ liệu hay bảo trì máy chủ => Phía nhà cung cấp hosting sẽ thay bạn làm công việc này và sẽ thông báo cho bạn qua Email thường xuyên.

Với một cấu hình tài nguyên mà Shared Hosting cung cấp thì sẽ có nhiều khách hàng sử dụng, nhà cung cấp v64n sẽ bán đến khi đảm bảo tài nguyên vừa đủ để các website hoạt động ổn định.

Tuy nhiên, với việc dùng chung một máy chủ cùng cấu hình tài nguyên bị giới hạn thì sẽ có tình trạng site truy cập chậm,… Và nếu trong gói hosting đó mà một website bất kỳ có dung lượng lớn hơn website/blog bạn thì bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

VPS

Thuê máy ảo VPS giống như việc bạn bỏ một số tiền khá lớn vào một căn hộ cao cấp trong một dự án chung cư. Bạn sẽ nhận được tất cả tài nguyên trong căn hộ đó và cả những tiện ích như bảo mật ra vào, hồ bơi,…Và dĩ nhiên một căn hộ đầy đủ tiện tích độc lập (tài nguyên VPS) sẽ hơn hẳn một căn nhà trọ bị hạn chế tiện ích, đúng chứ?

Sử dụng VPS giống như bạn đang sở hữu một căn hộ riêng trong một tòa chung cư. Dù có nhiều người khác sống cùng tòa nhà, nhưng mỗi người đều có không gian riêng biệt, và những gì họ làm trong căn hộ của họ sẽ không ảnh hưởng gì đến bạn. Tài nguyên của bạn được phân bổ riêng và không ai có quyền can thiệp vào.

Điều tuyệt vời ở VPS là bạn không phải chia sẻ hiệu suất hay bảo mật với bất kỳ ai. Tất cả tài nguyên, băng thông và độ ổn định đều thuộc về bạn, giúp website hoặc ứng dụng của bạn hoạt động mượt mà hơn, đồng thời tăng tính bảo mật.

Với một gói VPS giá rẻ, mình thấy đây là lựa chọn phù hợp cho những bạn cần sự ổn định và hiệu suất cao.

Khi nào nên nâng cấp từ Shared Hosting sang VPS?

Khi nào nên chuyển từ Shared Hosting sang VPS?

Việc bạn sử dụng Shared Hosting sẽ không đòi hỏi bạn có quá nhiều kiến thức, một phần giá Shared Hosting luôn được cân đối cho mọi phân khúc người dùng, từ giá rẻ đến cao cấp. Tuy nhiên, dù là giá thấp hay cao thì mọi thao tác Shared Hosting rất dễ sử dụng, nó không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật khi bạn dùng VPS đâu.

Tuy nhiên, nếu như website/blog của bạn được Google “độ” và có nhiều traffic hơn thì lúc đó bạn nên chuyển từ Shared Hosting lên VPS ngay.

khi bạn muốn nâng cấp lên VPS thì ngoài việc bạn có nhu cầu sử dụng thì còn phải am hiểu chút về VPS nữa.

Nếu phải xét riêng về hiệu suất thì thuê VPS sẽ cho nhiều lợi ích hơn khi bạn dùng Shared Hosting. Nhưng việc thuê VPS sẽ có giá cao hơn khi bạn dùng Shared Hosting. Có bạn hỏi mình là dùng Shared Hosting gói cao cấp nhất so với dùng VPS thì có khác gì nhau không?

Câu trả lời là “Khác chứ”, dù Shared Hosting bạn dùng có là gói cao nhất của nhà cung cấp nhưng chưa hẳn ngon bằng VPS gói cơ bản. Vì doanh nghiệp và nhiều người dùng hiện nay, họ rất mạnh tay để chi tiền mua hosting gói cao cấp nhất, bởi họ không có kiến thức dùng VPS.

VPS không phải là giải pháp cho tất cả mọi người, vì để tận dụng tối đa lợi ích của nó, bạn cần có kiến thức nhất định để cấu hình và tối ưu. Mình sẽ chia sẻ chi tiết hơn về lý do và thời điểm mà bạn nên chuyển từ Shared Hosting sang VPS dựa trên kinh nghiệm thực tế của mình.

  • Website tải chậm: Nếu bạn nhận thấy tốc độ trang web giảm đáng kể khi lượng truy cập hoặc nội dung tăng, thì đã đến lúc bạn nên nghĩ đến VPS.
  • Lỗi thiếu tài nguyên: Các lỗi như 503 Server Errors là dấu hiệu rõ ràng cho thấy tài nguyên của Shared Hosting không còn đủ sức để duy trì hoạt động của website.
  • Nhu cầu bảo mật: Nếu bạn lưu trữ các dữ liệu nhạy cảm hoặc đang vận hành các dự án đòi hỏi mức độ bảo mật cao, VPS sẽ là giải pháp phù hợp hơn.

Tạm kết

OK, như vậy là mình đã chia sẻ những hiểu biết của mình về VPS là gì cũng như thời điểm mà bạn nên nâng cấp lên VPS để dùng. Cá nhân mình thì có lời khuyên cho bạn là nên dùng Shared Hosting trước, khi mà bạn có đủ kiến thức về Hosting rồi sau này sử dụng VPS sẽ dễ dàng hơn.

NHẬN BÀI VIẾT MỚI
Đăng ký nhận những hướng dẫn mới nhất từ Blog nhé!
Tôi đồng ý chuyển thông tin cá nhân của mình cho GetResponse ( more information )
Bảo mật thông tin email tuyệt đối! Cam kết không SPAM!
0/5 (0 Reviews)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận