Viết blog

Hướng dẫn cách tạo blog kiếm tiền 2024 (Chi tiết A-Z)

Cách tạo Blog kiếm tiền từ A-Z cho người mới

Hướng dẫn cách tạo blog kiếm tiền 2024 (Chi tiết A-Z)

TinoHost khuyến mãi 30% trọn đời: Lấy Mã Coupon 30% | Đăng ký nhanh


[CẬP NHẬT] Hawkhost giảm đến 40%: Lấy Mã nhanh | Coupon 40%


TuanKyNguyen.com Chạy Trên hosting AZDIGI:: Coupon 70% | Lấy Mã | Hướng dẫn


#Trending: VPS giá rẻ uptime 99,9% | Công cụ gửi Email Marketing | Hosting Tốt Nhất
  • Viết blog kiếm tiền có thật không?
  • Các cách khác nhau để kiếm tiền từ việc viết blog là gì?
  • Tôi có thể kiếm được bao nhiêu từ blog?
  • Tôi có thể nói về cuộc sống của mình và kiếm tiền không?
  • Tôi nên viết blog về chủ đề nào?

Nếu bạn đang hỏi bất kỳ câu hỏi nào ở trên, bạn đã đến đúng nơi rồi đấy.

Nhiều năm về trước, viết blog chỉ là một sở thích cá nhân của một số người ngoài công việc làm văn phòng.

Ngày nay, blog vẫn hoạt động theo cách đó nhưng đã có nhiều thay đổi hơn, viết blog sẽ tạo ra giá trị về mặt thương hiệu của bạn và nhờ đó bạn có thể tận dụng blog như một doanh nghiệp online vậy.

Viết blog toàn thời gian hay tạo website kiếm tiền là những khái niệm quá quen thuộc với nhiều người trẻ. Trong đó có mình! Mình đã bắt đầu viết blog năm 2017 như một sở thích cá nhân sau giờ làm việc công ty.

Tuy nhiên, khái niệm “viết blog” trước đây chỉ đơn giản được hiểu là viết nhật ký online.

Định nghĩa ban đầu của nhiều người là chỉ để đăng những chuyến đi du lịch, những khoảnh khắc chụp ảnh cùng gia đình, review phim, hướng dẫn làm đồ họa hoặc những bài blog nói về cuộc sống hằng ngày… Tất tần tật mọi thứ được viết ra để thể hiện sở trường, sở đoản của mỗi người.

NHƯNG… Khái niệm “viết blog kiếm tiền” hiện nay đã có một bước tiến mới trong khái niệm. Nó hấp dẫn hơn, thu hút hơn, và mình biết hiện nay nhiều blogger đã và đang thành công trên con đường này.

Trong bài CASE STUDY này, mình sẽ hướng dẫn bạn quy trình từng bước để bắt đầu tạo blog và giúp bạn tìm hiểu về những lợi ích mà Blog mang lại. Và trong đó, chủ đề sau cùng mà nhiều người quan tâm chính là: Kiếm tiền từ blog! (Nhấp vào đây để lướt nhanh qua phần tìm hiểu & vô bước 1 tạo Blog).

Blog khác Website như thế nào?

blog là gì
Về cơ bản blog cũng là một website nhưng mang tính cá nhân nhiều hơn.

Trước tiên, bạn cần hiểu khái niệm Blog và Website là gì đã.

Website (hay còn gọi là Webpage hoặc trang web) là một trang được xây dựng bởi một cá nhân hoặc một tổ chức nhằm mục đích riêng. Trong đó, nội dung của của website có thể bao quát cả blog, các bài tin tức, dịch vụ hoặc bán sản phẩm…

Blog thường được điều hành bởi một cá nhân để trình bày thông tin theo phong cách trò chuyện. Các bài đăng blog thông thường cũng có phần bình luận nơi người dùng có thể phản hồi bài viết.

Nội dung của blog thường thảo luận về một chủ đề hoặc nhiều chủ đề phụ cụ thể.

Về cơ bản blog cũng là một website nhưng mang tính cá nhân nhiều hơn. 

Ví dụ Tuankynguyen.com là một blog chuyên chia sẻ về cách tạo blog và xây dựng thương hiệu từ blog cũng như Marketing cho blog. Blog của mình cũng chỉ chuyên về chủ đề này thôi.

Hiểu đơn giản như website là một khu phố, còn blog đại diện như một hộ gia đình nhỏ trong cái khu phố đó.

Trước khi bắt đầu tạo blog kiếm tiền, bạn cần chuẩn bị gì?

Liệu việc tạo blog cá nhân có đem lại thu nhập cao hơn so với tạo một website không?

Đừng lo lắng, có nhiều cách để một cá nhân có thể viết blog để kiếm tiền. Tuy nhiên, trước hết, mình muốn bạn nắm các lưu ý trước khi tự tay xây dựng một blog.

1. Niềm tin là thứ không thể thiếu

Đầu tiên, bạn nên có niềm tin nơi chính bạn là bạn sẽ kiếm được tiền dù nhiều hay ít khi viết blog.

Năm 2017, khi tạo một blog về chủ đề du lịch, mình cũng đã đặt niềm tin rất lớn về chủ đề này. Và chính thứ “vô hình” này đã giúp mình có động lực viết blog từ ngày đó. Mình đã nhận được đúng 113.000 đồng đầu tiên từ một bài viết giới thiệu book phòng khách sạn tại Vũng Tàu.

Bên cạnh đó, động lực của mình còn tăng lên khi khám phá nhiều cá nhân khác đã thành công trong việc kiếm tiền qua việc viết blog, với thu nhập hàng tháng có thể lên đến vài chục triệu đồng. Trên thị trường quốc tế, con số này có thể thậm chí lên tới hàng chục nghìn USD.

Đối với những người mới chập chững bước vào việc viết blog, mọi thứ thường bắt đầu như một “trang giấy trắng” – mơ hồ và đầy chông gai.

Mình biết là bạn phải tìm hiểu và học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau, và đôi khi vô hình chung, nó tạo ra một cảm giác khủng hoảng rất lớn cho bạn.

“Khi thực lòng muốn điều gì, cả vũ trụ sẽ giúp đỡ ta”. (Nhà Giả Kim)

Mình khoảng thời gian đầu khi viết blog cũng tự trấn an rằng: “Người ta làm được, tôi cũng sẽ làm được”.

Bạn cũng nên như vậy nhé!

2. Trao giá trị trước rồi hẳn “kiếm tiền với blog”

Cách tạo blog cá nhân

Dù bạn có lẽ đang nghĩ rằng viết blog để kiếm tiền mà không nghĩ đến tiền là một ý tưởng kỳ quái, thì điều này thực sự chính là chìa khóa đằng sau sự thành công của nhiều blogger nổi tiếng.

Dù bạn bắt đầu viết blog với mục tiêu kiếm tiền, hãy đặt tiền sang một bên và tập trung vào việc cung cấp giá trị thực sự cho độc giả. Khi bạn đem lại giá trị, tiền sẽ tự động đến với bạn, theo nhiều cách khác nhau.

Mình muốn chia sẻ câu nói của một blogger khác với các bạn, đó là: “Tạo giá trị trước, tiền sẽ đến sau.” Đây chính là triết lý cơ bản mà bạn nên tuân theo.

Thường xuyên, khi mình nói về việc viết blog để kiếm tiền dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mình, mình thường nhận được những câu hỏi như: “Lĩnh vực blog của bạn là gì?” “Bạn kinh doanh mặt hàng nào?” “Bạn có sử dụng quảng cáo để chạy không?”

Thay vì tập trung vào những câu hỏi đó, hãy tập trung vào việc đáp ứng những điều mà khách hàng và độc giả mong đợi từ blog của bạn, như:

  • Làm thế nào để xây dựng nội dung phù hợp với nhu cầu của độc giả?
  • Những lợi ích mà khách hàng có thể nhận được sau khi đọc blog của bạn là gì?
  • Cách xây dựng một cộng đồng và duy trì mối tương tác tích cực từ cả người mới và cũ?
  • Làm thế nào để hiểu rõ hơn về khách hàng tiềm năng?
  • Cách thiết lập mối quan hệ đối tác có lợi với những blogger cùng lĩnh vực?

Dù bạn đang bán sản phẩm của riêng mình hoặc của người khác thông qua blog, việc thuyết phục và đạt được tiền từ túi của khách hàng không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Do đó, khi bạn muốn kiếm tiền từ việc viết blog, hãy tập trung vào hai nhiệm vụ quan trọng:

  • Phân tích và hiểu rõ chân dung của khách hàng mà bạn hướng tới (insight).
  • Đầu tư vào content marketing, chia sẻ những nội dung thực sự chất lượng, chứ không chỉ tập trung vào việc quảng cáo và bán hàng.

Hướng dẫn cách tạo blog chuyên sâu từ A-Z

Khi bạn đã hiểu mục đích của việc lập một blog kiếm tiền gồm những gì phần này sẽ là bước nhảy vọt thứ 2 trong Case study hướng dẫn cách tạo blog kiếm tiền online hôm nay.

Bước này, bạn không cần quá hồi hộp làm chi! Bạn cứ làm theo tuần tự các bước này như mình hướng dẫn là sẽ sở hữu một blog cá nhân ngay.

Mình đã có viết thật ngắn gọn sao cho chi tiết mọi thứ để bạn dễ hình dung câu chuyện.

Đối với các blogger khác, họ sẽ chèn các khóa học của họ hoặc các dịch vụ riêng của họ vào bài hướng dẫn. Cá nhân mình thì không có bất kỳ đoạn giới thiệu khóa học nào ở phần này cả.

Như vậy, chúng ta dễ thao tác cùng nhau hơn là phí nhiều thời gian những thứ không cần thiết.

OK, let’s start!

Bước 1: Chọn chủ đề cho blog

Đây là bước đầu tiên mà những ai muốn tạo blog phải nghĩ đến trước tiên: Chủ đề blog.

Nếu bạn chỉ muốn tạo một blog cho vui thôi và không quan tâm đến việc kiếm tiền, bạn có thể bỏ qua bước này. Tuy nhiên, nếu bạn đặt mục tiêu kiếm tiền từ blog, việc lựa chọn chủ đề viết blog cần được thực hiện một cách nghiêm túc và cân nhắc.

Bạn phải xác định chủ đề hay lĩnh vực nào mà bạn muốn chia sẻ đến đọc giả. Đồng thời, nội dung mà bạn đăng tải lên blog cũng phải đảm bảo kiến thức chuyên môn đúng.

Ví dụ: Bạn am hiểu về du lịch, phượt bụi thì có thể hướng chủ đề về du lịch. Hoặc giả như bạn thích thú cưng thì tạo blog chuyên nội dung về chăm sóc thú cưng.. v..v

Những chủ đề này mình không yêu cầu bạn phải rành rọt kiến thức, kinh nghiệm. Bạn có thể vừa viết blog về nó và vừa học hỏi thêm. Miễn sao, bạn nhìn ra được hướng đi của chủ đề này có thể tiến xa hơn, nhất là tăng thu nhập là ổn.

Chủ đề cho blog phải nhất quán, nghĩa là nội dung trên blog phải xuyên suốt về chủ đề này thôi. Đừng biến blog thành cái ao cá, hôm nay viết chủ đề này, mai lại viết cái khác. Như thế, bạn sẽ bị bí nội dung và sau cùng là thất bại trong việc tìm chủ đề trọng tâm.

Để mình ví dụ cho bạn dễ hình dung hơn:

Blog bloggiamgia.vn là 1 blog chuyên về cung cấp mã coupon khi mua sắm online trên các trang thương mại điện tử, được xây dựng bởi 1 người anh trong nghề của mình.

chủ đề blog mã giảm giá

Đừng quá lo lắng, mình sẽ gợi ý cho bạn vào chủ đề blog điển hình để có thể vượt qua bước đầu tiên này.

Lưu ý: Mình cũng nói rõ luôn là dù bạn chọn chủ đề blog nào đi nữa, bạn cũng phải đảm bảo am hiểu về chủ đề đó một chút. Không cần phải am hiểu qua chuyên sâu đâu nhưng bạn nên xem lại thế mạnh của bản thân nữa nhé.

Nếu có thể, bạn nên xem lại bài viết cách chọn chủ để viết blog ở đây của mình.

Dưới đây là một số chủ đề thú vị mà bạn có thể tham khảo để viết blog:

  • Blog về cách chăm sóc con yêu.
  • Thủ thuật WordPress
  • Thủ thuật SEO
  • Thủ thuật marketing
  • Thiết kế và kỹ năng Photoshop
  • Kiếm tiền online/offline
  • Hướng dẫn học ngoại ngữ
  • Chia sẻ mã giảm giá
  • Đánh giá về tên miền, hosting, VPS
  • Blog hướng dẫn kỹ năng viết
  • Blog về nghiên cứu loài động vật
  • Blog về quá trình phát triển bản thân
  • Sức khỏe, cách luyện tập, gym, fitness, chạy bộ
  • Blog truyền thông
  • Tình yêu và gia đình
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Công nghệ (máy tính, điện thoại, tablet)
  • Blog về ô tô và xe má
  • Thể thao (bất kỳ môn thể thao nào bạn yêu thích)
  • m nhạc (hướng dẫn chơi guitar, piano)
  • Hướng dẫn chơi game
  • Review phim ảnh
  • Blog ẩm thực và hành trình ăn uống tại nơi bạn sống
  • Blog phượt và du lịch
  • Kỹ năng giao tiếp và kiến thức xã hội
  • Review sách và truyện
  • Blog chia sẻ thiết kế, hình ảnh nếu bạn là một nhiếp ảnh gia
  • Chia sẻ những bài học bạn học được trong cuộc sống.

Thường thì mình hay sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa để đánh giá mức độ phổ biến của một chủ đề viết blog.

Dưới đây là 3 công cụ phân tích từ khóa mà bạn nên dùng:

  • Google KeyWord Planner
  • KWFinder (Mình hay dùng công cụ này để check).
  • Semrush.

Ví dụ, mình đã kiểm tra mức độ phổ biến của chủ đề “giảm cân” bằng công cụ Google Keyword Planner.

Kết quả cho thấy rằng có khoảng 10.000 đến 100.000 lượt tìm kiếm trung bình mỗi tháng cho chủ đề này. Điều này cho thấy có sự quan tâm lớn từ phía người dùng đối với chủ đề này.

Phân tích chủ đề giảm cân

Ngoài ra, để xem chủ đề giảm cân này có được nhiều người quan tâm hay không hãy thử tìm kiếm trên Google xem sao nhé.

Tạo blog với chủ đề giảm cân
Lượt hiển thị tìm kiếm khá cao cho từ khóa này

Lượt hiển thị tìm kiếm khá cao cho từ khóa này

Có đến hơn 200.000.000 kết quả tìm kiếm cho từ khóa này, quá khủng đúng không? Chỉ số càng cao thì chứng tỏ đây là một chủ đề ngon đấy.

Bước 2. Tìm ngách (niche site) cho blog

Hãy ghi ra giấy chủ đề bạn đã có ra nhé. Bước tiếp theo chính là tìm ngách cho nó?

Vậy tìm ngách là tìm cái gì?

Ngách hay còn gọi là niche site, nghĩa là trong một chủ đề lớn, bạn phải tìm những chủ đề nhỏ hơn để khai thác nguồn khách hàng tiềm năng.

Việc chọn ngách này sẽ giúp bạn có được 1 tệp người dùng tìm đến blog có nhu cầu xem cao hơn. Bạn cũng sẽ tránh được những ông lớn trong cùng chủ đề lớn này. Khi bạn khai thác triệt để niche site với các nội dung chuyên sâu, blog sẽ là bệ phòng phát triển hơn sau này cho bạn.

Ví dụ, nếu bạn có chuyên môn tốt về lĩnh vực nội thất, thay vì tạo một blog về một chủ đề rộng lớn, bạn có thể tập trung vào một lĩnh vực cụ thể như “decor phòng trọ.”

Đây là một niche mà mình thấy cạnh tranh ở mức tầm trung, nhưng có nhu cầu tìm kiếm khá cao từ người đọc.

keyword blog

Ví dụ 2: Bạn thích du lịch, thu nhỏ hơn nữa là thích đi phượt bụi chẳng hạn. Bạn có thể tạo blog với nội dung các chuyến đi phượt của bạn và giới thiệu các sản phẩm phục vụ cho đi phượt đó là “Camera hành trình” chẳng bạn.

keyword tạo blog du lịch

Bước 3: Mua tên miền thích hợp cho Blog

Bước thứ 3 khi bắt đầu viết blog kiếm tiền là chọn một tên miền dễ nhớ, dễ phát âm và dễ gõ.

Tên miền hay domain name là một khái niệm cực kỳ quan trong cho blog. Nó là điều đầu tiên mà hầu hết khách truy cập lần đầu tiên nhìn thấy khi họ truy cập blog của bạn.

Nó không chỉ mang lại ấn tượng tốt ngay lần đầu mà còn tác động đến SEO, doanh số bán hàng, chuyển đổi, v.v.

Nó là một dạng địa chỉ URL được khai báo trên nền Internet có định dạng như sau: www.tenblogcuaban.com.

Như blog này của mình có tên miền là www.tuankynguyen.com.

Tên miền của blog rất quan trọng, nên mình khuyên bạn nên đầu tư mua một tên miền chuyên nghiệp và độc nhất ngay từ ban đầu! Mình đã từng chia sẻ cách đặt tên blog ở đây, bạn nên dành vài phút để xem lại nhé!

Kinh nghiệm chọn tên miền

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm ra một tên miền hay thì đây là 5 mẹo nhanh dành cho bạn.

– Chọn tên miền ngắn, dễ nhớ, dễ phát âm: Nếu blog tiếng Việt nên dùng tên miền hiểu theo nghĩa tiếng Việt, đừng sử dụng tiếng Anh vì người dùng sẽ có thể quên tên miền blog của bạn.

– Tên miền có đuôi mở rộng như .com hay .org sẽ tạo cảm giác chuyên nghiệp hơn vì nó phổ biến hơn.

– Tránh ký tự và số: Quy tắc này sẽ giúp bạn có tên miền chuyên nghiệp hơn. Giả sử bạn thích chủ đề blog về mảng laptop nhưng nếu mua tên miền đại loại như www.laptop2022.com hay laptop-2022.com sẽ không chuyên nghiệp một tý nào? Nếu để số năm 2022 vậy sang đến năm 2023, 2024… nữa thì liệu người dùng có thực sự tin tưởng nội dung bạn đang chia sẻ trên blog là những thông tin mới nhất hay chỉ ở năm 2022 thôi? Tránh đặt tên miền kiểu như này giúp mình ngay nhé!

– Mang thương hiệu riêng của bạn: Vì là blog kiếm tiền nên mình có gợi ý là nên mang chút thương hiệu của bạn trong đó. (Ví dụ như Tuấn Kỷ Nguyên Chấm Com của mình vừa có tên riêng vừa mang ý nghĩa về Kỷ nguyên mới của lĩnh vực MMO và Digital Marketing).

– Tên miền dễ mở rộng trong tương lai: Đây là quy tắc cuối cùng và cũng quan trọng không kém dành cho bạn. Bạn nên đặt tên miền blog mà sau này nó sẽ được mở rộng ra để phát triển hơn (Gọi là Authority site, mình sẽ nói ở bài viết sau).

VD như mayanhcanon.com sẽ khó mở rộng hơn so với tên miền mayanhdulich.com chẳng hạn.

Lời khuyên của mình:

Bạn nên lấy giấy ra và note ra ít nhất 20 tên miền mà bạn nhắm đến nhất, cứ ghi ra đã rồi sẽ check lọc lại 1 lần nữa để chọn cái cuối cùng.

Sử dụng công cụ tạo tên miền

Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm ra những tên miền hay thì hãy sử dụng các công cụ tạo tên miền. Dưới đây là một số công cụ bạn có thể sử dụng miễn phí:

  • Panabee
  • Name Station
  • Instant Domain Search

Cách mình thường thực hiện là sử dụng công cụ gợi ý tên miền Instant Domain Search, nó thực sự đơn giản và nhanh chóng. Để kiểm tra tính khả dụng của một tên miền, bạn chỉ cần truy cập trang web, sau đó nhập tên miền mà bạn quan tâm và nhận kết quả ngay tức khắc.

gợi ý tên miền

Nếu tên miền có sự xuất hiện của dòng chữ màu hồng và hai nút “Contact Broker” và “WHOIS,” điều đó đồng nghĩa rằng tên miền đã có chủ sở hữu và bạn không thể mua nó được nữa.

Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng, bạn vẫn có thể tìm những tên miền tương tự khác hoặc thậm chí sẽ nhận được các đề xuất liên quan đến tên miền mà bạn vừa tìm kiếm, hiển thị dưới dạng danh sách.

cong cu goi y ten mien.

Tên miền mình gợi ý này chưa ai đăng ký, bạn còn chần chừ gì mà chưa đăng ký nè?

Đăng ký tên miền tại GoDaddy

Hiện nay có khá nhiều nhà cung cấp tên miền, tuy nhiên mình chỉ giới thiệu hai trong số đó là GoDaddy và Namecheap cho bạn. Vì đây là hai công ty được giấy phép đăng ký chính thức tại ICANN (Đây là một tổ chức Quốc tế quản lý tất cả tên miền trên thế giới).

Cá nhân mình thì vẫn khuyến khích bạn đăng ký tên miền ở GoDaddy vì nó nhanh chóng và nhiều cái hay ho hơn các nhà cung cấp khác.

Bảng thống kê dưới đây sẽ cho bạn biết GoDaddy luôn đứng đầu danh sách nhà cung cấp tốt nhất.

Bảng thống kê cho thấy GoDaddy vẫn chiếm lĩnh thị trường đăng ký tên miền hàng đầu hiện nay.

Google Domain với GoDaddy
Bảng thống kê cho thấy GoDaddy vẫn chiếm lĩnh thị trường đăng ký tên miền hàng đầu hiện nay.

Mình sẽ hướng dẫn bạn đăng ký tên nhanh tại GoDaddy. Trước tiên, bạn hãy truy cập tại https://www.godaddy.com/vi-vn

Ở phần nội dung trên, mình đã chỉ mẹo bạn list ra 20 cái tên mà bạn sẽ muốn đăng ký, gõ tên miền bạn chọn và nhấn nút “Tìm kiếm miền“.

Phần đăng ký tên miền GoDaddy khá đơn giản, nhưng để xem thao tác đầy đủ hơn, bạn nên xem bài hướng dẫn chi tiết mua tên miền tại GoDaddy của mình tại đây.

*Các lựa chọn uy tín khác: Thêm lựa chọn cho các bạn ngoài đăng ký tên miền ở GoDaddy:

  • Namecheap (đánh giá cao, chi phí thấp)
  • Vietnix (tên miền khá rẻ, support tại Việt Nam)

Bước 4: Đăng ký mua hosting

Sau khi xong bước 3, về cơ bản là bạn đã đi được gần 50% quãng đường xây dựng blog hoàn chỉnh rồi.

Bước này là bước đăng ký Hosting cho blog.

Ơ,.. nhưng hosting là gì bạn đã biết chưa nhỉ?

Mình sẽ ví dụ cho bạn dễ hiểu:

Tên miền chính là địa chỉ nhà của bạn, Hosting là khu đất để bạn xây nhà trên đó, còn vật liệu gạch đá, xi-măng để xây nhà là nền tảng mã nguồn website (nền tảng này chúng ta sẽ sử dụng mã nguồn mở WordPress). Cả 3 cái này hợp lại sẽ là một ngôi nhà hoàn chỉnh, được gọi chung 1 cái tên là BLOG.

Hiện nay, có khá nhiều nhà cung cấp Hosting với nhiều giá cả và dịch vụ kèm theo của họ. Nhưng cốt lõi vẫn là chất lượng Hosting ra sao. Đó là lưu ý thứ 2 khi quyết định mua Hosting nào vừa “chất lượng” mà vừa “rẻ” nữa?

Qua 7 năm làm website của mình, từ sử dụng nhiều nhà cung cấp Hosting từ Việt Nam đến nước ngoài thì mình đã quyết định chọn hosting HawkHost cho mọi dự án riêng của mình. Bởi đơn giản HawkHost hội tụ đủ các yếu tố ngon, bổ, rẻ mà mình yêu cầu khi mua Hosting.

Đầu tiên, bạn hãy vào trang chủ của Hawkhost dưới đây.

Đăng ký Hosting HawkHost (giảm 25%)

Vì bạn là người mới bắt đầu làm web, nên mình khuyên nên dùng gói Shared Web Hosting (sau này muốn nâng cấp cũng dễ dàng hơn với gói cao cấp hơn).

Đăng ký Hosting của Hawkhost

Sau đó, bạn hãy nhấn vào tab 1 Year để show các gói Shared Hosting giá rẻ.

Ở đây, mình sẽ chọn gói Primary Plan vì gói này phù hợp với nhu cầu của mình. Bạn có thể tùy chọn gói Professional Plan nếu bạn muốn, sau đó bấm SIGN UP NOW để tiếp tục qua bước tiếp theo.

Đăng ký Hosting của Hawkhost bước 1

Bước này, bạn sẽ được chuyển đến giao diện điền tên miền mà bạn đã mua lên hệ thống của Hawkhost.

Nếu bạn đã có tên miền rồi thì bạn chọn vào I will use my existing domain and update my nameservers.

Đăng ký Hosting của Hawkhost bước 2

Bước kế tiếp, sẽ có 3 cân nhắc tùy chọn cho bạn:

– Choose Billing Cycle: Chọn mốc thời gian bạn muốn mua. Ở đây mình chọn test 1 tháng, nhưng bạn nên chọn mốc 1-2 năm sử dụng, vì chọn càng lâu giá host càng rẻ. Khoảng thời gian 1-2 năm là bạn đã phát triển blog thành công rồi đấy.

– Hosting Location: Chọn vị trí Hong Kong hoặc Singapore để gần Việt Nam nhất, blog của bạn sẽ load nhanh hơn đó.

– Order Summary: Kiểm tra thông tin đơn đăng ký hosting lần nữa. OK thì nhấn nút Continue.

Đăng ký Hosting của Hawkhost bước 3

Khung tiếp theo sẽ hiển thị thông tin gói Hosting, bạn kiểm tra xem đã đúng hay chưa. Nếu đã ổn tất cả thì click nút Checkout.

Đăng ký Hosting của Hawkhost bước 4

Điền thông tin cá nhân và thông tin thanh toán của bạn ở phần.

Mục Payment Details, bạn sẽ chọn phương thức thanh toán của bạn. Bạn có thể chọn thanh toán qua Paypal, riêng mình thì thanh toán qua thẻ tín dụng.

Sau đó nhấn nút Complete Order để kết thúc đơn hàng Hosting HawkHost.

Đăng ký Hosting của Hawkhost bước 5

Sau đó, bạn sẽ được chuyển đến khung xác nhận đã đặt hàng thành công:

Đăng ký Hosting của Hawkhost bước 6

Dưới đây, là hóa đơn mình đã thanh toán thành công Hosting tại HawkHost. Việc của bạn bây giờ là mở email ra, HawkHost có gửi thông tin để bạn kiểm đơn hàng của bạn rồi đó.

Đăng ký Hosting của Hawkhost bước 7

Thường thì sau khi bạn thanh toán thành công, bạn sẽ mất khoảng 5-10 phút thì hệ thống của HawkHost sẽ kích tài khoản của bạn lên như hình bên dưới.

Đăng ký Hosting của Hawkhost bước 8

OK, vậy là bạn đã đăng ký thành công Hosting HawkHost.

Cách trỏ tên miền từ Godaddy về HawkHost

Trước khi tiến hành bước cài đặt WordPress cho blog, bạn phải trỏ tên miền về Hosting trước đã. Việc trỏ tên miền này rất đơn giản và nhanh chóng bằng cách cấu hình DNS lại cho tên miền.

Tại sao phải trỏ tên miền về hosting? Vì Hosting và tên miền sau khi bạn mua vẫn là hai cá thể độc lập. Bạn phải liên kế chúng lại với nhau. Việc trỏ liên kết này để các cổng duyệt web xác nhận dữ liệu website trên nền tảng Hosting, đồng thời hiển thị đúng cấu trúc địa chỉ blog của bạn.

Như đã nói ở phần trên, Hosting là “mảnh đất”, tên miền “là địa chỉ nhà”, bạn phải gắn địa chỉ về mảnh đất ấy để xác định chủ quyền nhà đất của bạn.

Khi mua Hosting HawkHost, bạn sẽ nhận được một email chứa thông tin tài khoản Hosting kèm IP và Nameserver để trỏ tên miền.

Mình sẽ hướng dẫn bạn cách trỏ tên miền GoDaddy về địa chỉ IP của HawkHost.

Check lại email mà HawkHost gửi thông tin Hosting cho bạn. Tiêu đề email của họ sẽ là New Account Information.

Email thông tin host từ HawkHost

Bạn xem thông tin DNS mà HawkHost cung cấp qua email:

Cách trỏ tên miền Godaddy về Hawkhost

Bạn hãy chú ý 2 trường Nameserver 1Nameserver 2 mà Hawkhost cung cấp cho bạn.

Tiếp theo, bạn truy cập vào trang quản lý tên miền của GoDaddy, chọn nút Quản lý bên phải tên miền của bạn.

Cách trỏ tên miền Godaddy về Hawkhost 1

Bấm vào Quản lý để xem.

Bấm Thay đổi để chỉnh sửa DNS & nhập DNS hosting Hawkhost của bạn ở trên dán vào & bấm lưu.

Như vậy là xong.

Bước 5: Cài đặt mã nguồn WordPress trên Cpanel Hawkhost

Nếu bạn sử dụng Hawkhost thì nên xem cách cài đặt WordPress trên cPanel ở đây 1 cách chi tiết nhất.

Truy cập trang quản trị Hosting Cpanel, bạn kéo xem ở mục SECURITY => Nhấn tiếp vào SSL/TLS Status.

cai-dat-ssl-mien-phi

Nhìn lên ô ô xanh ở trên, nhấn vào ô “Run AutoSSL“. Vậy là xong.

Cài đặt wordpress hình 2

Việc tiếp là bạn hãy thoát ra (Click vào biểu tượng ô vuông bên góc màn hình nhé).

Để cài đặt blog với WordPress, bạn kéo xuống mục SOFTACULOUS APPS INSTALLER, click vào biểu tượng có chữ WordPress (hoặc ctrl + F để gõ kiếm).

Cài đặt wordpress hình 3

Sau đó, bạn nhấn “Install Now” để tiến hành cài đặt.

Cài đặt wordpress hình 4

Tiếp tục điền các thông tin chi tiết về Blog của bạn.

Cài đặt wordpress hình 5

Nhấn Install để hoàn tất quá trình cài đặt WordPress.

Về cơ bản là bạn đã sở hữu được một blog rồi đó. Bây giờ bạn hãy truy cập vào trang quản trị blog nhé.

Trong quá trình cài đặt WordPress này nhanh thì trong vòng 10 giây, chậm thì 1-3 phút là bạn đã có website rồi. Sau đó, một thông báo sẽ hiện ra cho bạn biết blog đã cài thành công và địa chỉ đăng nhập quản trị WordPress.

Như hình bên dưới thì https://tuankynguyen.com/wp-admin chính là đường dẫn để bạn đăng nhập vào trang quản trị WordPress.

Hướng dẫn cài đạt blog wordpress

Hướng dẫn truy cập trang quản trị blog WordPress

Bây giờ bạn đã có thể truy cập trang quản trị WordPress nhanh chóng bằng đường dẫn dưới dạng link: tenblogcuaban.com/wp-admin (địa chỉ blog của bạn + trường /wp-admin). Kế tiếp bạn nhập User và Pass đã tạo tại bước trên để đăng nhập vào website nhé.

Xem hình ví dụ bên dưới:

Trang đăng nhập WordPress

Và giao diện trang quản trị của WordPress của bạn sẽ có demo như sau:

giao diện trang quản trị của WordPress
Giao diện trang admin WordPress

Bước 6: Cấu hình Permalinks trong WordPress

Permalink là một phần của địa chỉ web theo sau tên miền.

Ví dụ bài viết của bạn sau khi post sẽ có dạng: https://tenblogcuaban.com/bai-viet-dau-cua-toi/.

Tên miền là tenblogcuaban.com và liên kết cố định là bai-viet-dau-cua-toi.

Permalinks, khi được đặt chính xác, nó sẽ phục vụ một số mục đích quan trọng. Ví dụ:

  • Chúng cho phép người đọc hiểu ngắn gọn về nội dung bài đăng hoặc trang của bạn mà không cần nhìn vào nội dung.
  • Chúng được các công cụ tìm kiếm sử dụng để khám phá chủ đề bài đăng hoặc trang chỉ từ URL.
  • Permalink cũng cung cấp một vị trí cố định để khách truy cập và công cụ tìm kiếm quay lại để đọc nội dung của bạn.
  • Về cơ bản, chúng là mã định danh duy nhất cho từng phần nội dung bạn tạo, giúp bạn sắp xếp mọi thứ ngăn nắp.

Permalink sẽ có tác động rất lớn trong SEO, vì chúng quyết định cấu trúc của một đường dẫn trên blog của bạn.

Để thay đổi Permalink mặc định của WordPress, bạn hãy vào Setting => Permalinks.

Tại đây sẽ có các tùy chọn định dạng URL cho bài viết, mình khuyên là hãy chọn tick vào Post Name.

Cấu hình Permalinks trong WordPress

Đây là dạng đường dẫn URL mà các chuyên gia SEO và Digital Marketing khuyên nên dùng vì nó thân thiện với Google nhất.

Nhấn Save chances để lưu thay đổi lại.

Bước 7: Cài đặt giao diện (theme) cho Blog WordPress

Cài đặt giao diện cho Blog là một trong các bước quan trọng và cần phải làm đầu tiên sau khi bạn đã tạo blog với WordPress. Việc sỡ hữu một theme đẹp và bắt mắt sẽ tăng sự thu hút cũng như tạo trải nghiệm tốt cho người dùng.

Thường thì một giao diện được đánh giá “tốt nhất” phải hội tụ đủ 3 yếu tố sau:

  • Theme đẹp, bắt mắt
  • Dung lượng nhẹ, load nhanh
  • Nhiều chức năng tùy chỉnh và hỗ trợ từ nhà phát triển theme đó.

Tuy nhiên, việc cài đặt và tùy chỉnh giao diện sẽ khá rắc rối, đặc biệt nếu bạn là người mới sử dụng WordPress.

Thư viện WordPress sẽ có rất nhiều các theme WordPress miễn phí trong đó. Tuy nhiên, quá trình tạo blog của bạn không nên mất quá nhiều thời gian cho việc lựa chọn.

Mình sẽ gợi ý giúp bạn các mẫu theme mà theo cá nhân mình đánh giá là load nhanh, lướt mượt nhất hiện nay.

  • Divi Theme: Đây là là theme WordPress đẹp nhất trong tập hợp theme của Elegant Themes. Với tính năng tích hợp Divi Visual Buider vừa ra mắt, sức lôi cuốn của theme ngày được tăng lên. Chọn theme này để tạo blog sẽ rất bắt mắt đọc giả.
  • GeneratePress: Theme này được các blogger dành cho cái tên rất thân thương là “theme quốc dân”. Bởi vì nó có giao diện đơn giản và dễ nhìn. Nếu bạn biết một chút code có thể tùy biến theme này đẹp hơn nữa, một điểm cộng lớn của GeneratePress là tốc độ tải trang rất nhanh.
  • Astra: Nếu bạn cần một chút cầu kỳ hơn thì Astra sẽ là theme thay thế cho GeneratePress ở trên. Đây cũng là giao diện blog được nhiều người dùng đánh giá cao trong nhiều năm qua. Mình cũng có 1 Blog khác chạy trên nền tảng theme Astra này.
  • StudioPress Themes: Theme này sẽ là lựa chọn rất đáng để sử dụng bởi nó có nhiều phiên bản demo để bạn lựa chọn.
  • EduMall: Theme này blog mình đang sử dụng.

OK, tiếp theo mình sẽ chỉ bạn cài đặt chúng trong WordPress như sau:

cài đặt theme WordPress

Bạn có thể tìm kiếm theme GeneratePress ở hộp tìm kiếm nhanh.

install theme wordpress

Kế tiếp, nhấn nút Install để tiến hành cài đặt theme.

Sau đó, bạn click Active để kích hoạt theme của bạn.

Như vậy là đã xong! Các theme khác bạn cũng làm tuần tự như GeneratePress là được.

Hoặc nếu bạn có một file .zip của theme nào đó, bạn có thể upload => chọn file và active là xong.

cài đặt theme WordPress từ máy tính

Bạn nhấn chọn Upload Theme => Choose File (chọn file theme bạn có sẵn từ máy tính) để up lên => Install Now để cài đặt, xong thì nhấn Active.

Blog WordPress của bạn giờ đã có “một chiếc áo mới” rồi đấy. Bạn có thể tùy chỉnh một số cài đặt nhỏ của theme này bằng cách truy cập vào mục “Customize”.

Bước 8: Gợi ý Plugin và cài đặt plugin WordPress

Với những ai mới bắt đầu học cách tạo blog sẽ lạ lẫm khi nói đến “Plugin“.

Plugin là gì?

Vậy Plugin là gì?

Plugin hiểu đơn giản là một chương trình hoặc ứng dụng được viết bởi các nhà phát triển Web để tích hợp an toàn khi chạy trên nền tảng WordPress. Các Plugin này luôn được các nhà phát triển cập nhật và chỉnh sửa để phù hợp cho từng phiên bản WordPress hiện tại.

Với kinh nghiệm là một người làm SEO, làm Blog WordPress, mình tư vấn bạn như sau:

  1. Plugin cài vào cần hạn chế tối đa, nên nghiên cứu những cái nào có tính năng gom nhóm mà nhẹ hơn là cứ đụng mỗi chức năng lại cài vào 1 Plugin (cái này mình gặp nhiều anh em cứ đụng gì cũng vã plugin, hoặc cài 2-3 cái plugin trong khi chỉ cần 1 plugin là đủ).
  2. Để tối ưu SEO thì bạn càng cần hạn chế cài Plugin không cần thiết để tránh nặng nề cho blog và đôi khi mất an toàn (nên tìm hiểu kỹ plugin đó là do cá nhân hay tổ chức tạo ra, là bản full hay null).
  3. Các dự án blog mình thường cài các Plugin sau (bạn có thể tham khảo):
  • Rank Math SEO Pro: Công cụ tối ưu SEO.
  • Plugin Backup “Backupbuddy”.
  • Imagify Pro: tối ưu hình ảnh (đã xài cả shortpixel và smush nhưng đều như quần què so với imagify)
  • Plugin mục lục bài viết: Sử dụng plugin Fixel Toc hay Easy Table Of Content đều được.
  • Plugin tạo phễu danh sách Email: Bloom, Thrive Leads hoặc Convert Pro, OptinMonster. (hoặc sử dụng công cụ Email marketing Getresponse).
  • Wp-Rocket: tối ưu cache (đã test đủ loại, nhưng thằng này ngon nhất – có điều nó ko dành cho người yếu kỹ thuật vì dễ lỗi giao diện và ko phù hợp cho web chạy web server của LiteSpeed.
  • Really simple SSL Pro.
  • Akismet: chống spam.
  • Wordfence Premium: bảo mật.
  • Schema PRO: Tạo cấu trúc Schema cho blog.

Tất cả plugin mình đều đã cài và xài qua suốt bao năm nay, học được nhiều bài học tuy nhiên vẫn là theo trải nghiệm cá nhân.

Bước 9: Xuất bản bài blog đầu tiên ngay

Đây là bước để bạn post bài viết đầu tiên trên blog của bạn. Để làm việc này, bạn truy cập vào Posts -> Add New.

Cách đăng bài trên WordPress

Ok, bây giờ là lúc bạn bắt đầu viết bài đăng đầu tiên của mình trên blog rồi đấy.

Cách đăng bài trên WordPress

Sau khi bấm Đăng, bạn sẽ có kết quả như sau:

Cách đăng bài blog trên WordPress
Demo bài viết đầu tiên của bạn sẽ như này

Xem thêm: Các đăng bài viết trong WordPress.

Bước 10: Xây dựng danh sách Email của bạn

Nếu bạn muốn thăm dò ý kiến của hầu hết các blogger có kinh nghiệm, những người đã từng làm việc trong lĩnh vực Marketing online này về sai lầm lớn nhất khi viết blog của họ là gì, bạn sẽ nghe câu trả lời chung nhất từ họ là:

“Tôi ước gì tôi bắt đầu xây dựng danh sách Email cho website sớm hơn.”

Do đó, trong Case study tạo blog này, mình không muốn bạn lặp lại sai lầm đó nữa.

Bạn nên bắt đầu xây dựng danh sách Email người dung cho blog của bạn vào ngày đầu tiên. Mình sẽ sẽ hướng dẫn bạn thực hiện quy trình từng bước cho kế hoạch này.

Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ tiếp thị qua Email tốt, nhưng theo cá nhân mình có 2 lựa chọn sau:

Lưu ý: Trước khi bắt đầu kế hoạch xây dựng danh sách Email, bạn phải dự trù kinh phí của bạn bất cứ khi nào có thể. Bởi hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ này luôn yêu cầu các phí mua cao.

Để giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn, mình sẽ giới thiệu công cụ gửi email GetResponse cho những người mới bắt đầu tạo blog. Công cụ này hoàn toàn miễn phí cho người dùng có 2.500 người đăng ký trở xuống.

Hướng dẫn sử dụng GetResponse - Email Marketing từ A-Z

GetResponse cung cấp gói dùng thử 30 ngày miễn phí, cho phép bạn trải nghiệm tất cả các tính năng cơ bản mà không mất phí, miễn là danh sách liên hệ của bạn dưới 500 người đăng ký. Gói Email Marketing của GetResponse có mức giá khởi điểm từ $19/tháng cho 1.000 liên hệ. Khi danh sách khách hàng của bạn mở rộng, phí dịch vụ sẽ dựa trên số lượng người đăng ký, tối đa 100.000 liên hệ với giá $539/tháng.

GetResponse linh hoạt và hiệu quả, là lựa chọn tuyệt vời cho các chiến dịch Email Marketing của bạn.

Xem chi tiết: Hướng dẫn sử dụng GetResponse chi tiết từng bước.

Vì vậy, đừng suy nghĩ quá nhiều về nó. Bạn cần một nhà cung cấp dịch vụ tiếp thị qua email để bắt đầu xây dựng danh sách email của mình.

Để không bị giới hạn, mình rất khuyên các anh em nên mua gói dịch vụ của GetResponse từ ban đầu và sẽ không tốn bất kỳ khoản tiền nào nữa.

Tạm kết…

Như vậy là mình với bạn đã hoàn thành xong chuỗi Case study cách tạo blog kiếm tiền online rồi đấy.

Ở bài viết sau, mình sẽ hướng dẫn bạn các mô hình để giúp bạn tăng thu nhập thụ động từ blog của bạn và từng bước trở thành một blogger chuyên nghiệp.

Lưu ý cuối cùng và cũng quan trọng không kém mà mình muốn nhắn nhủ bạn: Muốn kiếm tiền tư blog, trước hết bạn phải tạo giá trị cho cộng đồng trước đã.

Bạn không cần thiết phải viết blog đều đặn mỗi ngày (nếu có thì càng tốt chứ sao) nhưng nhất định mỗi bai blog bạn đăng tải lên phải chỉn chu và đảm bảo chất lượng. Từ đó, các đọc giả sẽ luôn theo dõi từng bước chân của bạn.

Chìa khóa thành công chính là nỗ lực và học hỏi, bạn nhớ nhé!

NHẬN BÀI VIẾT MỚI
Đăng ký nhận những hướng dẫn mới nhất từ Blog nhé!
Tôi đồng ý chuyển thông tin cá nhân của mình cho GetResponse ( more information )
Bảo mật thông tin email tuyệt đối! Cam kết không SPAM!
5/5 (1 Review)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận