MailerLite là gì? Hướng dẫn đăng ký Mailerlite gửi Email Marketing
29/07/2024 2025-02-11 18:55MailerLite là gì? Hướng dẫn đăng ký Mailerlite gửi Email Marketing

MailerLite là gì? Hướng dẫn đăng ký Mailerlite gửi Email Marketing
MailerLite là gì? Trong lĩnh vực Email marketing thì MailerLite là một cái tên khá mới mẻ. Vốn dĩ mình biết đến MailerLite là khi bắt đầu sử dụng GetResponse thì họ có nhắc đến MailerLite trong dịch vụ của họ.
Và mình bắt đầu tìm hiểu về MailerLite – đây cũng là một công cụ gửi Email marketing thông dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên ở Việt Nam thì người dùng chưa biết nhiều về công cụ này cho lắm!
MailerLite có giao diện trực quan dễ sử dụng, gồm các tính năng của một phần mềm Email marketing như: tạo bản tin email, landing page, xây dựng website,…. Ngoài tính năng tiếp thị qua email thì MailerLite cũng giúp bạn thu thập các dữ liệu trên nhiều kênh và thực hiện chiến dịch gửi email hiệu quả hơn.
Bài viết này, Tuankynguyen sẽ giải thích MailerLite là gì cũng như phân tích mọi mặt để đánh giá xem liệu đây có phải là công cụ Email marketing phù hợp cho bạn hay không?
Xem thêm: Hosting tốt nhất có thể giúp website của bạn tải nhanh hơn không?
MailerLite là gì?

MailerLite là công cụ gửi Email marketing đa năng và tối giản nhất. Đây là dịch vụ gửi email khá phù hợp cho doanh nghiệp, blogger hoặc các Digital marketer đang cần một công cụ hỗ trợ chiến dịch Email marketing hiện nay.
MailerLite có ưu thế nổi bật so với các nền tảng khác là giá khá rẻ và cái hay nhất mà mình thấy ở MailerLite là cực kỳ đơn giản. Bạn có thể xem mẫu Email bên dưới mà mình sử dụng MailerLite để gửi thư cho đọc giả.

Những tính năng của MailerLite là gì?
Một số tính năng chính của MailerLite:
- Tạo chiến dịch Email đơn giản: MailerLite có sẵn các thư viện email mẫu, bạn chỉ đơn giản nắm kéo và thả rồi chỉnh sửa nội dung Email lại cho phù hợp. Với trình tạo email hấp dẫn này, bạn sẽ dễ dàng xây dựng kế hoạch gửi email toàn diện hơn. Dù bạn không có khiếu thẩm mỹ đi chăng nữa thì MailerLite sẽ giúp bạn thiết kế bố cục, hình ảnh vừa đơn giản mà vừa chuyên nghiệp nhất.
- Tạo và quản lý danh sách email: MailerLite mang đến một loạt các tính năng thân thiện và dễ sử dụng giúp bạn tạo và duy trì danh sách người đăng ký email một cách hiệu quả.
- Tự động hóa chiến dịch Email: MailerLite đã hoàn thiện tự động hóa tốt nhất trong việc gửi đúng thông điệp email đến khách hàng và đúng thời điểm. Dù tệp khách hàng mà bạn tạo danh sách là khách hàng mới, khách hàng tiềm năng hay tệp khác mà sẽ chăm sóc thì cơ chế tự động hóa của MailerLite sẽ thay bạn làm tất cả cách chuẩn chu nhất.
- Báo cáo hiệu suất chiến dịch: Khi bạn thực hiện chiến dịch gửi thư hoàn tất thì MailerLite sẽ phân tích và báo cáo về tỷ lệ mở thư, tỷ lệ nhấp link, tỷ lệ hủy nhận thư,… từ đó, bạn sẽ biết cách để tối ưu lại nội dung email tốt hơn cho người dùng.
- A/B Testing: A/B Testing hay còn được gọi là kiểm tra phân tách email. Tính năng này giúp bạn có thể kiểm tra Chủ đề, thông tin người gửi, nội dung chiến dịch email và thực hiện gửi email marketing theo 2 phiên bản nội dung khác nhau để xem chiến dịch email nào hoạt động hiệu quả nhất khi người dùng nhận thư. Thường thì mình đã test thì cá nhân mình đánh giá là nội dung email ngắn gọn đầy đủ thông tin, 1 hình ảnh, 1-2 link trong email thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn.
- Landing page: MailerLite ngoài tính năng gửi email marketing thì công cụ này cũng giúp bạn tạo landing page, tạo phễu marketing cũng như các biểu mẫu web có sẵn để thu thập dữ liệu từ khách hàng tiềm năng. Tính năng này của MailerLite theo mình đánh giá là rất hiệu quả để mở rộng danh sách email của bạn.

MailerLite so với các công cụ khác
Trước đây, mình từng sử dụng Mailchimp để gửi thư là chính. Từ 2020 thì mình bắt đầu sử dụng GetResponse (bởi có giao diện tiếng Việt dễ sử dụng) để làm chiến dịch Email marketing. Thời gian gần đây mình đang test phần mềm MailerLite như bạn thấy trong bài viết này cho 1 blog cá nhân khác của mình.
Mỗi phần mềm email marketing đều có những ưu điểm và nhược riêng, công cụ này có cái này mà công cụ khác không có và ngược lại.
Nhưng qua trải nghiệm dùng thử thì mình thấy ở MailerLite có những lợi thế nổi bật như sau:
- Dễ sử dụng: Điểm mà mình thích ở MailerLite là giao diện trực quan và cơ chế hoạt động tự động hóa rất cao. Điều đó không có nghĩa các công cụ khác không hiệu quả nhưng xét riêng về quy trình làm việc tự động hóa thì MailerLite tốt hơn.
- Thiết kế nhanh chóng, đơn giản: Việc tạo bản tin của MailerLite đơn giản giống như các kiểu page buider hiện nay vậy. Bạn chỉ cần nắm kéo và thả bố cục sao cho phù hợp với mục đích gửi thư với nhiều mẫu form đẹp. Ngoài ra, MailerLite cũng có nhiều tính năng bổ trợ: làm khảo sát, câu hỏi, đếm ngược (nếu bạn đang làm chiến dịch bán hàng, khuyến mãi thì rất ok). Bạn cũng sẽ làm cho email trở nên hấp dẫn với người đọc và tỷ lệ nhấp chuột rất cao nhé.
- Ưu đãi nhiều nhất ở gói miễn phí: Mình thích bản miễn phí của MailerLite là thoải mái gửi thư cho phép trong 1.000 email. Còn như GetResponse gói miễn phí 30 ngày chỉ có 500 email là tối đa thôi. Với những anh em blogger chưa có nhiều ngân sách để nâng cấp thì số lượng gửi email miễn phí với 1.000 liên hệ là rất “hời” để kéo traffic và tăng chuyển đổi.
Dưới đây là so sánh gói Basic (miễn phí) của MailerLite với các đối thủ cạnh tranh mà mình tổng hợp được:
Gói | Cho phép gửi (Email) | Cho phép gửi email mỗi tháng | Tự động hóa | |
MailerLite | Miễn phí | 1000 | 12.000 | Có |
MailChimp | Miễn phí | 500 | 1.000 | Không |
Coverkit | Miễn phí | 1000 | Vô hạn | Không |
Zoho Mail | Miễn phí | 2000 | 6.000 | Không |
AWeber | Miễn phí | 500 | 3.000 | 1 lần |
GetResponse | Miễn phí | 500 | 2.500 | Không |
Với gói miễn phí, bạn thấy MailerLite có nhiều ưu đãi hơn các công cụ khác, đúng chưa?
Hướng dẫn đăng ký MailerLite chi tiết
Bước 1: Truy cập trang chủ Mailerlite và nhấn vào nút Sign up free để tiến hành đăng ký tài khoản.

Tiếp tục, bạn điền các thông tin cá nhân
- Company or Organization: Điền tên Doanh nghiệp/tổ chức hoặc cá nhân thì bạn điền tên Website vào.
- Name: Tên của bạn
- Email address: Điền địa chỉ email (Tốt nhất nên điền email tên miền riêng nhé. Mình sẽ nói lý do ở phần bên dưới.)
- Password: Đặt mật khẩu gồm các ký tự IN HOA, ký tự đặc biệt và chữ số.
Rồi bấm nút Create My Account.
Bước 2: Xác thực tài khoản 2 bước
Hoàn thành điền thông tin đăng ký xong, MailerLite sẽ yêu cầu bạn 2 bước cuối là Email verification và Complete profile để xác thực tài khoản.
Bạn truy cập vào hòm thư và nhấn xác thực email.

Bấm tiếp vào Complete profile.
Bước 3: Khai báo thông tin cho tài khoản hoạt động trên Mailerlite
- First name: Điền tên của bạn
- Last name: Họ của bạn
- Time zone: Chọn múi giờ bạn đang sinh sống. Ví dụ mình ở Hồ Chí Minh thì chọn Asia/Ho Chi Minh
- Language: English (tiếng Anh), Spanish (Tây Ban Nha).
- What industry are you in?: Bạn đang làm việc trong lĩnh vực nào?
- What tools are you interested using in? Bạn quan tâm sử dụng những công cụ nào?
Điền và chọn xong, nhấn Next step để chuyển qua bước sau.
- Company or Account name: Điền giống như Bước 1.
- Address: Địa chỉ của bạn (viết không dấu nha).
- Country: Quốc gia (Vietnam).
- City: Thành phố bạn đang sống hoặc làm việc.
Đánh tick vào ô “I have read and agree to MailerLite’s Anti-Spam policy” để chấp nhận điều khoản của MailerLite đưa ra. Hai tùy chọn thư bên dưới bạn tùy chọn cái nào cũng được.
Xong bấm nút Confirm.
Mailerlite sẽ chuyển bạn quay lại trang xác thực ban đầu, bạn tiếp tục bấm Complete để điền một bảng form xác nhận cuối cùng nữa thôi.
Bước 4: Xác nhận Form sử dụng MailerLite
1. Subscribers
- Do you have any subscribers? (Bạn có người đăng ký không?): Chọn Yes.
- How many subscribers do you have?: Bạn chọn <1000
- How do you collect subscribers? (Bạn thu thập người đăng ký bằng cách nào?): Dòng này, mình khuyên bạn nên viết lý do cụ thể và chính đáng, sẽ dễ duyệt hơn (chọn ô Other nha). Bạn viết lý do như của mình cũng được.
- What content will you share in your newsletters, landing pages and/or websites? (Bạn sẽ chia sẻ nội dung nào trong bản tin, trang đích và/hoặc trang web của bạn?): Nội dung email bạn muốn gửi đi cho khách hàng là gì, bạn vết viết vào đây nha.
2. Personal website
Bạn điền tên miền blog/website của bạn vào. Sau đó nhấn nút Next step.
Tiếp theo, nhấn chọn Next step.
MailerLite sẽ hiện ra một dòng thông báo này “The confirmation email was sent to your inbox. Please verify your domain. Didn’t get an email?“, có nghĩa là “Hãy bấm vào liên kết xác nhận mà chúng tôi vừa gửi tới email của bạn”.
Bạn vào email nhấn xác thực tên miền là của bạn mà MailerLite yêu cầu. Trường hợp bạn check email mà không thấy email gửi đến thì bạn click vào ô “Click to resend” để điền lại email là OK nhé. Truy cập vào email và nhấn xác nhận.
Email marketing
- Have you used other email marketing services before? => Chọn Yes
- What platform did you use? (Bạn đã sử dụng nền tảng Email marketing nào?) => Bạn có thể chọn GetResponse như mình hoặc MailChimp.
Digital products
- Do you sell products or sevices online? => Chọn Yes.
- What platform do you use? => Chọn WooCommerce.
Website builders?
- Have you used other website builders before? => Chọn Yes.
- What platform did you use? => Chọn nền tảng blog bạn từng sử dụng.
Kế tiếp, bấm Confirm. Đây là bước cuối cùng và MailerLite sẽ gửi email thông báo thời gian kiểm duyệt tài khoản của bạn. Thường là trong 24 giờ là xét duyệt xong. Bên dưới mình đã nhận được email xác nhận tài khoản thành công từ MailerLite. Giờ thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng tất cả tính năng của công cụ Email marketing từ MailerLite rồi đó.
Tạm kết
MailerLite là gì và những tính năng tuyệt vời mà công cụ này mang lại, mình đã trình bày ở trên.
MailerLite phải nói rằng đây là công cụ xây dựng chiến dịch Email marketing theo mình đánh giá là phù hợp cho những người mới hoặc những nhà sáng tạo chuyên nghiệp để thử sức.Các tính năng tổng thể của MailerLite là một trong những tính năng tốt nhất hiện nay. Và bạn sẽ nhận được nhiều giá trị nếu sử dụng MailerLite với chi phí thấp khi muốn nâng cấp lên.
Nhưng nếu bạn đang tìm kiếm một nền tảng giúp việc gửi email trở nên đơn giản + miễn phí + giá rẻ (khi nâng cấp) thì mình khuyên bạn nên dùng MailerLite 100%.
Hi vọng bài blog này sẽ giúp ích cho bạn trong việc chọn lựa một công cụ hỗ trợ email marketing cho blog. Chúc bạn thành công!