Cách viết blog cho người mới: 6 Quy tắc chủ chốt
13/04/2024 2024-07-27 14:53Cách viết blog cho người mới: 6 Quy tắc chủ chốt
Ở bài viết trước, mình đã phân tích viết blog là gì rồi. Viết blog là một công việc đơn giản mà bất cứ ai cũng đều làm được. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn viết blog như thế nào? Cách viết blog để gây chú ý đến người đọc ra sao?
Viết blog không chỉ đòi hỏi sự đam mê vốn có từ bạn mà còn hội tụ đủ các yếu tố về sáng tạo, kỹ thuật viết lách nữa. Nếu như viết blog quá dễ dàng thì tại sao lại có nhiều blog mọc lên rồi mất hút dần đi? Theo cá nhân mình đánh giá thì những blogger đó thiếu ý tưởng và không nắm vững các cách viết blog chuyên nghiệp thôi.
Trong bài viết này, mình sẽ gợi ý bạn vài Cách viết blog cho người mới bắt đầu để bạn có thể phát triển blog lâu dài mà vẫn thỏa đúng đam mê của bạn.
Cách viết blog: 6 quy tắc cần nắm
1. Không copy nội dung từ website/blog khác
Khi mới viết blog, nhiều người không biết cách nghiên cứu từ khóa, không biết viết gì lên blog. Họ hành động bằng cách đi copy toàn bộ nội dung từ blog khác về đăng tải lên blog của họ. Thậm chí còn sửa lại tên tác giả là họ viết nữa?
Đây là cách viết blog mình không khuyến khích bạn làm như thế.
Đơn giản một điều là các thuật toán của Google luôn cập nhật bởi cơ sở dữ liệu từ trải nghiệm của người dùng. Khi nội dung blog của bên A đã viết và đăng tải lên blog họ rồi thì Cache của Google đã ghi nhận nội dung đó. Việc bạn copy “nguyên xì” nội dung của người khác càng khiến Google cực kỳ ghét và hậu quả là blog của bạn sẽ bị biến mất khỏi top 100 kết quả tìm kiếm.
Một khi blog/website của bạn đã bị “dính chàm” rồi thì sau này khó tăng hạng trên Google.
Và với cương vị của một blogger thì bạn lại càng không nên copy nội dung của người khác. Trường hợp bạn bị blogger đó kháng cáo thì đọc giả có còn tin tưởng nội dung bạn đăng lên nữa không?
Bạn COPY NỘI DUNG => bị Google phạt => website mất đi nguồn Organic Traffic (lưu lượng truy cập tự nhiên) => mất đi doanh thu và đọc giả của bạn.
Mình nghĩ là bạn không muốn điều đó xảy ra, đúng chứ?
Bạn nên tự viết, tự lập dàn ý để dựa vào đó mà viết và đảm bảo nội dung phải đạt 100% Unique. Có một cách viết blog chữa cháy nếu bạn thiếu ý tưởng là nên tham khảo nội dung bài viết blog khác và viết blog theo văn phong riêng của bạn. Việc bạn viết blog theo cách hiểu của bạn dựa vào bài viết gốc thì chả ai dám kiện tụng gì bạn cả.
Bạn nên tham khảo chứ đừng copy y chang. Hậu quả của việc copy sẽ rất đáng sợ.
Đọc thêm: Mình đã kiếm được 750$ từ Affiliate Amazon như thế nào?
2. Viết blog theo các từ khóa dài
Với những người mới bắt đầu tập tành viết blog, mình khuyên nên nghiên cứu ngách chủ đề thật kỹ và lọc các từ khóa dài để viết trước.
Từ khóa dài hay còn gọi là long-tail keywords là những từ khóa có độ dài 4-10 từ. Với các từ khóa dài tiếng Anh thường dài 5-10 từ, còn tiếng Việt thì 4-7 từ.
Bạn đừng nghĩ những từ khóa ngắn 2-4 từ sẽ tạo ra chuyển đổi mua hàng còn từ khóa dài thì vô ích. Nếu bạn hiểu như vậy thì rất là sai nhé.
Từ khóa dài vẫn có tỷ lệ người dùng tìm kiếm dùng để truy vấn mua hàng, chứ không hạn chế ở việc tìm kiếm thông tin. Vì thế, mình sẽ chia từ khóa dài thành 2 nhóm sau:
- Nhóm từ khóa dài để mua hàng:
Đây là nhóm từ khóa mà người dùng truy vấn với mục đích vừa tìm hiểu thông tin mà vừa có ý định sẽ mua hàng thực sự. Ví dụ cho keyword về chủ đề ghế sofa chẳng hạn.
- Nhóm từ khóa dài để tìm kiếm thông tin:
Đây là nhóm từ khóa mà người dùng chỉ search để tra cứu, tìm hiểu thông tin về sản phẩm/dịch vụ về một lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, nhóm từ khóa dài này cũng sẽ giúp bạn gián tiếp bán được sản phẩm nếu biết cách sử dụng chúng khéo léo.
Trong các phương pháp hướng dẫn cách viết blog cũng như xây dựng nội dung nền cho blog thì việc viết trước các từ khóa dài luôn được ưu tiên.
Bạn có thể dùng thử Công cụ KWFinder để nghiên cứu từ khóa với niche blog của bạn.
Bạn nên bắt đầu viết bài với các từ khóa có lượt Search volume từ 50-200 mỗi tháng. Thử nghĩ xem nếu bạn có 100 bài viết với từ khóa dài 50 Search volume thì mỗi tháng bạn đã có ~5.000 lượt truy cập về blog rồi. Và các từ khóa dài này rất dễ ranking trên Google nếu nội dung của bạn chất lượng và SEO tốt.
Đấy là cách hiểu cơ bản khi bạn nắm rõ quy tắc về từ khóa để viết blog. Ở đây mình không nói bạn không được viết bài với các từ khóa ngắn và khó. Bạn sẽ vẫn phải viết cho từ khóa ngắn khi và chỉ khi blog của bạn đã có traffic từ các từ khóa dễ rồi.
3. Viết blog với văn phong riêng
Cách viết blog để xây dựng thương hiệu cá nhân sẽ nằm ở cách hành văn của bạn. Văn phong mỗi người không ai giống ai, và nếu bạn muốn người đọc ấn tượng với blog cá nhân của bạn thì bạn nên viết bài với phong cách riêng nhé.
Mình đã thấy có nhiều blogger với cách hành văn trên blog của họ. Có người thì viết kiểu vắn tắt nhưng đầy đủ thông tin cho đọc giả. Cũng có người thích viết kiểu phân tích chi tiết dài thật dài, và cũng có blogger viết bài kiểu ngẫu hứng, văn phong vui tươi…
Cách viết blog như này theo mình đánh giá sẽ khiến blog bạn “đặc biệt hơn” trong mắt của đọc giả. Hãy viết như cách bạn hiểu. Đừng quá lo về câu chữ của bạn không hay, viết lách càng nhiều bạn sẽ có kinh nghiệm viết tốt dần lên.
- Tham khảo thêm bài blog: Viết văn dở có thể làm Blogger không?
4. Cập nhật nội dung thường xuyên và chất lượng
Xây dựng blog khá dễ nhưng để phát triển Blog lớn mạnh thì lại là câu chuyện khác. Thời gian đầu khi tạo blog, bạn sẽ rất hứng thú để viết lách. Tuy nhiên, thời gian trôi qua các bài viết của bạn đã không còn hữu ích với người dùng nữa khi mà các thông tin trên Internet luôn cập nhật mới từng ngày.
Thử nghĩ xem khi blog của bạn đã có nguồn traffic nhưng bạn bỏ bên blog một thời gian dài, 1-2 tháng mới xuất bản bài viết thì các đọc giả sẽ không còn theo dõi blog bạn nữa.
Việc bạn tiếp tục viết bài thường xuyên lên blog, cập nhật nội dung cũ để luôn tươi mới là “dấu nhắc” chắc chắn để các đọc giả truy cập nhiều hơn đến blog.
Một điều thú vị nữa là các công cụ tìm kiếm Google rất ưu ái các website/blog luôn có nội dung mới mẻ và dễ ranking cao hơn. Và dĩ nhiên khi blog có traffic tăng nhanh mỗi ngày thì blog của bạn càng nhiều cơ hội để tăng thu nhập.
Cá nhân mình thì cuối mỗi tháng thường đọc lại các bài viết và bổ sung thêm nội dung cần thiết. Khi bạn hiểu được lợi ích của việc luôn làm mới nội dung trên blog thì bạn sẽ rất muốn viết bài đều đặn hơn.
Bạn nên duy trì công việc viết blog thường xuyên, mình khuyên nên viết 1 tháng ít nhất 4-5 bài cho blog. Có như thế, sức mạnh của blog của bạn sẽ tăng rất nhanh.
Xem thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch phát triển Blog lâu dài.
5. Mở rộng chủ đề trong ngách
Khi bạn lựa chọn được niche blog phù hợp để viết bài rồi, bạn đã đi được 50% quãng đường, 50% còn lại là phát triển ngách của bạn.
Việc bạn mở rộng thông tin trong ngách của bạn sẽ làm tăng độ uy tín cho blog hơn rất nhiều. Những chủ đề bài viết bạn cập thêm trong ngách sẽ giúp đọc giả hiểu rằng bạn là một chuyên gia thực sự, uy tín và đáng tin cậy.
Mình ví dụ về blog review sách, bạn có thể viết thêm các đề tài khác vào:
- Nên đọc sách ở nhà hay ra quán cafe đọc?
- Đọc sách một ngày nên dành bao nhiêu tiếng?
- Setup phòng đọc sách nhỏ để thoải mái đọc sách.
- … v.v
Việc bạn mở rộng niche blog được gọi là Authority blog. Hãy cố gắng mở rộng thêm nhiều chủ đề, đề tài trong ngách riêng của bạn để blog của bạn luôn có nhiều thông tin mới.
Những nội dung chắc chắn một điều rằng sẽ mang lại cho bạn nguồn traffic ngày càng nhiều và luôn ổn định.
6. Sử dụng Internal Links đúng cách
Internal Links là liên kết nội bộ giữa toàn bộ bài viết có trên website/blog. Việc áp dụng kỹ thuật liên kết nội bộ sẽ giúp các bài viết có tính tương quan hơn.
Ví dụ mình có bài viết hướng dẫn đăng ký mua hosting Vietnix thì trong bài này mình có chèn liên kết nội bộ về một mã giảm giá Vietnix để người dùng nhận ưu đãi. Sau khi người đọc click vào Anchor text “mã giảm giá 20% trọn đời” thì sẽ được chuyển sang một bài viết có mã coupon để add vào mua hosting và được giảm 20% trọn đời.
Đối với trải nghiệm người đọc thì liên kết nội bộ sẽ khiến các đọc giả đi loanh quanh trong website/blog của bạn nhiều hơn. Họ sẽ khám phá thêm các thông tin khác mà họ chưa biết đến ngay trên blog.
Đối với việc SEO thì đây là cách SEO Onpage tốt nhất và Google sẽ hiểu rằng blog của bạn có nhiều giá trị và tính tương tác của người đọc cao. Việc người đọc ở lại trên blog đọc thông tin sẽ tăng chỉ số Time on site và giảm chỉ số thoát trang Bounce rate xuống thấp.
=> Do đó, cách viết blog chuyên nghiệp là bạn hãy khéo léo chèn các Internal Links trong các bài viết nhé.
Kết luận
Viết blog đơn giản là thế nhưng phát triển công việc này không hẳn là dễ nếu bạn không chịu tìm tòi và học hỏi. Mỗi ngày khi lướt tìm kiếm, mình vẫn phát hiện vô số blog được tạo ra và nhiều giá trị hơn. Nếu bạn không cạnh tranh thì blog cá nhân của bạn sẽ ít người biết đến, quan trọng là con số đọc giả trung thành phải đủ lớn.
Đây là kinh nghiệm cách viết blog “bất thành văn” mà mình đã áp dụng cho các dự án blog/website, không riêng gì blog Tuấn Kỷ Nguyên này cả. Bạn có thể thử và áp dụng xem nhá.
Hãy chia sẻ và bookmark bài viết này đến với bạn bè của bạn. Mình sẽ rất cảm ơn vì điều này lắm. Chúc bạn thành công trên con đường Blogging này.